Tái thiết kế logo không phải là một nhiệm vụ dễ dàng và thậm chí một vài thương hiệu nổi tiếng đã từng mắc sai lầm. Nó đòi hỏi sự sáng tạo, lập kế hoạch và quy trình thực hiện thật cẩn thận để tăng cơ hội thành công.
Lời khuyên của những chuyên gia đẳng cấp quốc tế được Grey Ants tổng hợp về những điều cần xem xét trước khi thiết kế lại logo sẽ giúp công ty, nhãn hàng của bạn thấu hiểu những việc cần làm và không nên làm. Ngoài ra, những ví dụ của một số công ty và tổ chức lớn đã thành công lẫn thất bại khi thiết kế lại logo của họ kèm theo phân tích chuyên môn cũng là tham khảo tốt cho bạn.
Khi nào nên xem xét tái thiết kế logo?
- Thay đổi cơ cấu của công ty: việc sáp nhập, chia tách, thâu tóm thường sẽ cần một logo mới để đại diện cho hình ảnh mới của doanh nghiệp.
Ví dụ: khi 2 nhà xuất bản lớn nhất thế giới là Penguin và Random House sáp nhập, họ đã lựa chọn một mẫu logo hoàn toàn mới có thiết kế chữ phù hợp với các biểu tượng của những thương hiệu hợp tác với họ.
- Công ty mở rộng hoạt động vượt khỏi nhận diện ban đầu: công ty khi mở rộng lĩnh vực hoạt động của mình như cung cấp sản phẩm/ dịch vụ mới khác hẳn ngành nghề ban đầu sẽ cho thiết kế lại logo để báo hiệu bước phát triển mới của mình.
Ví dụ: Vào năm 2012, Ebay công bố mẫu logo mới phản ánh trải nghiệm mới mà họ mang đến cho khách hàng. Logo mới vẫn giữ nguyên màu sắc cũ nhưng chữ cái rõ ràng và trật tự hơn, vô cùng liên kết với nhau để nêu bật thông điệp “đa dạng và liên kết”.
- Tiếp thêm sức sống mới cho thương hiệu: những công ty đã tồn tại lâu năm trên thị trường có thể làm mới logo để phù hợp hơn với tình hình mới của thị trường.
Ví dụ: Trong trường hợp của hãng UPS, logo ban đầu làm nổi bật dịch vụ đóng gói của công ty. Logo mới được giới thiệu vào năm 2003 lại nhấn mạnh sự mở rộng quy mô ra toàn cầu của công ty nhưng vẫn kế thừa truyền thống của UPS bằng việc giữ lại hình ảnh chiếc khiên (tượng trưng cho sự bảo vệ).
Những lưu ý khi tái thiết kế logo:
➢ Nên:
- Theo đuổi sự đơn giản: Tính đơn giản giúp logo được nhận biết, ghi nhớ và linh hoạt dễ dàng hơn. Luôn nhớ rằng logo phải dễ nhận ra trên nhiều phương tiện từ ấn phẩm in trắng đen, biển quảng cáo đến trực tuyến.
- Tạo ý nghĩa: mỗi logo nên có một câu chuyện phía sau. Chỉ đơn thuần tạo ra logo như một tác phẩm nghệ thuật ấn tượng thôi là chưa đủ. Thiết kế logo chuyên nghiệp là phải làm hiện lên giá trị mà công ty, tổ chức mang đến cho người tiêu dùng và xã hội thông qua sức thuyết phục của câu chuyện.
- Đảm bảo về tính lâu dài: Xu hướng thì đến và đi liên tục nên hãy cân nhắc xem logo của bạn sẽ như thế nào trong khoảng 10 – 20 năm. Đừng cố theo đuổi một trào lưu mới nổi mà có thể làm logo đẹp nhưng bị lỗi thời trong tương lai không xa.
➢ Không nên:
- Thay đổi logo khi không cần thiết: xem lại phần nội dung về những thời điểm nên thiết kế lại logo coi nó có áp dụng vào trường hợp của công ty không trước khi ra quyết định quan trọng.
- Xa rời hình ảnh của thương hiệu: hãy nhớ rằng đối tượng khách hàng luôn có mối liên hệ với thương hiệu và logo. Sự thay đổi hình ảnh và kiểu chữ quá khác biệt có thể làm khách hàng nhầm lẫn và lấy mất ý nghĩa ban đầu của thương hiệu.
- Quên lắng nghe khách hàng: tìm hiểu ý kiến của khách hàng như thái độ, phản ứng của họ ra sao với màu sắc, font chữ và hình ảnh mới. Những cuộc khảo sát trực tuyến đơn giản nhiều lúc rất hữu hiệu trong trường hợp này
• Một số trường hợp mắc sai lầm khi thiết kế lại logo:
- Đại học bang California: mẫu logo cải tiến, hiện đại và thân thiện theo lời của nhà thiết kế bị đánh giá là kém giá trị, không tương xứng với hình ảnh lẫn uy tín của nhà trường.
- Airbnb: trong chiến dịch tái thiết kế thương hiệu vào năm 2014, họ giới thiệu logo mới biểu hiện tính sở hữu và dễ nhận biết cũng như vẽ ra ở khắp mọi nơi. Thế nhưng nhiều người lại cảm thấy mẫu thiết kế giống một phần cơ thể của nữ giới!
- GAP: năm 2010, thương hiệu thời trang nổi tiếng này cho ra mắt logo mới hiện đại và ‘chất’ hơn. Không may là nó đã bị loại bỏ chỉ sau một tuần do nhận được quá nhiều sự phản đối từ phía khách hàng. Đây chính là minh họa cho trường hợp không nên thay đổi khi không cần thiết.
Thiết kế lại logo đồng nghĩa tái thiết kế một phần hay toàn bộ hình ảnh thương hiệu (rebranding) vì vậy hãy thật cẩn trọng. Grey Ants hi vọng với những kiến thức và tư vấn thiết kế logo trong bài viết đã giúp độc giả hiểu rõ hơn để áp dụng hiệu quả hơn cho công ty, thương hiệu mà mình có trách nhiệm ‘lèo lái’ trên thương trường.
Biên tập: Grey Ants
Liên hệ để báo giá thiết kế logo, tư vấn chiến lược kinh doanh
GREY ANTS DESIGN - Nhóm thiết kế đồ hoạ freelance
377/27D Đường CMT8, Quận 10, TPHCM
Tel: +(848) 627 458 75 - Mobile: +(84) 124 619 3909
Skype: greyants.design - Email: greyants.design@gmail.com
Nhận xét
Đăng nhận xét